Chương trình Soyuz Tàu_vũ_trụ_Soyuz

Sơ đồ các dự án của Soyuz. Trong khung đậm là các phiên bản được đưa vào sử dụng
  • Sever: Đây là tiền đề của Soyuz. Nó là thiết kế đầu tiên của OKB-1 về một tàu vũ trụ có người lái thay thế Vostok. Sever cũng có hình dạng kiểu "đèn pha ôtô" như khoang hạ cánh của Soyuz sau này nhưng nó lớn hơn 50%.
  • Soyuz A: Còn gọi là Soyuz 7K, nó ban đầu được thiết kế để gặp gỡ và kết nối trên các quỹ đạo gần Trái Đất và sau đó được lái đi vòng quanh Mặt Trăng. Một sứ mệnh như vậy bắt đầu với việc phóng một khối tên lửa Soyuz B (9K) lên quỹ đạo 225 km. Theo sau đó là từ một tới ba tàu tiếp nhiên liệu Soyuz V (11K) tùy theo sứ mệnh. Các tàu này sẽ tự động gặp gỡ và kết nối với 9K. Chúng sẽ vận chuyển tới 22 tấn nhiên liệu. Cuối cùng tàu Soyuz A (7K) mang theo các phi hành gia sẽ được phóng lên, kết nối với 9K và được đẩy theo một đường bay tới Mặt Trăng.
  • L3: Là một hệ thống gồm tàu LOK bay trên quỹ đạo của Mặt Trăng và tàu đổ bộ LK. Nó được chọn để tham gia với chương trình Apollo của Mỹ trong cuộc đua lên Mặt Trăng. Thiết kế của L3 được phát triển vào tháng 8 năm 1964 và được cho là có thể hoàn thành nhiệm vụ chỉ cần một lần phóng N1 duy nhất.
  • Soyuz 7K-OK: Là sự phát triển của phiên bản Soyuz 3 người lái trên quỹ đạo, 7K-OK được thông qua vào tháng 12 năm 1963. Nó là phiên bản Soyuz đầu tiên được đưa vào sử dụng để đưa người lên không trung. Nó đã thực hiện thành công việc gặp gỡ và ghép nối tự động cũng như trao đổi phi hành gia trên quỹ đạo. Nó là nền tảng của các tàu Soyuz chuyên chở cho các trạm SalyutAlmaz.
  • Soyuz 7K-L1: Cải tiến từ Soyuz 7K-OK, nó được thiết kế cho các sứ mệnh chở người bay quanh Mặt Trăng. Có một nguồn gốc phức tạp, nó được dùng để thay thế cho chiếc LK-1 của Chelomei. Tuy nhiên chiếc 7K-L1 chưa bao giờ thực sự chứng minh được khả năng đưa một phi hành gia vòng quanh Mặt Trăng và đưa anh ta trở về Trái Đất an toàn cho tới tháng 8 năm 1969, 1 tháng sau khi Neil Armstrong đặt những bước chân đầu tiên trên bề mặt Mặt Trăng. Tới lúc đó, mọi ý tưởng về một chuyến bay như vậy đều bị hủy bỏ do quá tầm thường và muộn màng.
  • Soyuz 7K-S: Xuất phát từ các thiết kế của loại Soyuz quân sự thuộc thập niên 60. Trong khi các dự án này đều bị hủy bỏ thì 7K-S vẫn tiếp tục phát triển như một phiên bản cải tiến của Soyuz dùng cho các sứ mệnh độc lập hay phục vụ trạm không gian. Thiết kế của 7K-S sau đó đã được cải tiến và phát triển thêm để biến thành loại Soyuz TSoyuz TM.
  • Soyuz 7K-LOK: Là tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo Mặt Trăng, nó là phiên bản lớn nhất của Soyuz từng được phát triển. 7K-LOK tương đương với tàu Apollo của Mỹ.
  • Soyuz 7KT-OK: Còn ký hiệu là 7K-OKS, đây là một sự cải tiến của Soyuz 7K-OK với một hệ thống kết nối có khối lượng nhỏ và một đường hầm để di chuyển phi hành gia. Hệ thống này bắt nguồn từ ý tưởng thiết kế Soyuz 7K-TK của Kozlov. Nó đã bay tất cả hai lần, do một sự cố nên sau đó được điều chỉnh lại thiết kế để tăng độ an toàn và trở thành Soyuz 7K-T.
  • Soyuz 7K-T: Đây là phiên bản cải tiến từ 7K-OKS với độ an toàn được cải thiện, với việc các phi hành gia được mặc bộ đồ bảo hộ vũ trụ (space suit). Nó được dùng làm tàu vận tải cho các trạm không gian. Nó đã thực hiện tới 31 chuyến bay trước khi được thay thế bởi Soyuz T.Hình vẽ tàu vũ trụ Soyuz 7K-T
  • Soyuz 7K-T/A9: Đây là phiên bản của 7K-T dùng cho Almaz. Nó có thêm một hệ thống điều khiển trạm Almaz từ xa và hệ thống dù được sửa đổi lại.
  • Soyuz 7K-TM: Đây là một biến đổi của Soyuz 7K-T để lắp ghép với Apollo trong chương trình thử nghiệm Apollo – Soyuz.
  • Tàu vận tải Progress/Tiến bộ: Progress có thiết kế cơ bản của Soyuz nhưng được sửa đổi lại để phù hợp với vai trò là tàu chở hàng không người lái, trong đó khoang tiếp đất thay bằng khoang chứa nhiên liệu. Tàu vận tải Progress MS-01 tại Trạm Vũ trụ Quốc tế
  • Soyuz T: Thiết kế được hoàn thiện vào cuối thập niên 70, Soyuz T được ấp ủ trong một khoảng thời gian dài bắt đầu từ phức hợp quỹ đạo quân sự Soyuz VI năm 1967. Thiết kế của nó lần đầu tiên cho phép chở được 3 phi hành gia sử dụng quần áo vũ trụ trong chương trình Soyuz. Mô-đun thiết bị và động cơ.Hình vẽ tàu vũ trụ Soyuz-T
  • Zarya: Được coi là "siêu Soyuz", nó có thể thay thế cho cả Soyuz và Progress. Về ý tưởng, đây là một tàu vũ trụ có thể được sử dụng lại phóng lên bởi thiết bị phóng Zenit. Việc thiết kế được bắt đầu vào 27 tháng 1 năm 1985 và đưa lên hội đồng công nghiệp – quốc phòng ngày 22 tháng 12 năm 1986. Tuy nhiên đề án bị hủy bỏ vào tháng giêng năm 1989 vì lý do tài chính.
  • Soyuz TM: Đây là sự hiện đại hóa của Soyuz T có nhiều sự cải tiến như bộ khung kim loại bền hơn và vật liệu bảo vệ nhiệt tốt hơn cùng với hệ thống gặp gỡ và kết nối mới Kurs.
Hình vẽ tàu vũ trụ Soyuz-TM
Tàu vũ trụ Soyuz TM-32 rời Trạm Vũ trụ Quốc tế
Tàu vũ trụ Soyuz TM-34 kết nối với Trạm Vũ trụ Quốc tế
  • Soyuz TMA: Phiên bản cải tiến của Soyuz TM. Nó có nhiều đổi mới để đáp ứng các yêu cầu của NASA chủ yếu là để tăng khả năng đáp ứng kích cỡ và khối lượng của phi hành gia.
Tàu vũ trụ Soyuz TMA-6 tiếp cận ISS
Tàu vũ trụ Soyuz TMA-16 tiếp cận Trạm Vũ trụ Quốc tế
  • Soyuz TMA-M: Phiên bản cải tiến của Soyuz TMA, bao gồm cải tiến hệ thống máy tính, hệ thống điều chỉnh nhiệt và hệ thống dẫn đường. Những điều chỉnh này giúp giảm lượng điện tiêu thụ và giảm khối lượng tàu vũ trụ. Một số thay đổi về vật liệu giúp việc chế tạo và lắp rắp tàu vũ trụ dễ dàng hơn.
Tàu vũ trụ Soyuz TMA-10M tiếp cận Trạm Vũ trụ Quốc tế
Tàu vũ trụ Soyuz TMA-20M tiếp cận Trạm Vũ trụ Quốc tế
  • Soyuz MS: Phiên bản cải tiến của Soyuz TMA-M. Hiệu suất các tấm pin mặt trời được tăng lên, hệ thống định vị được cải tiến có khả năng định vị bằng GPS và GLONASS, hệ thống gặp gỡ và kết nối Kurs-A được thay bằng Kurs-NA, sắp xếp lại các vị trí của động cơ điều chỉnh tư thế DPO, cải tiến hệ thống radio; thêm một "hộp đen" ghi lại thông tin về hoạt động của tàu vũ trụ và phi hành đoàn, và gia tăng khả năng kháng vi thiên thạch (micrometeroid).
Tàu vũ trụ Soyuz MS-05 chuẩn bị tách ra khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế
Tàu vũ trụ Soyuz MS-15 chuẩn bị kết nối Trạm Vũ trụ Quốc tế